Những bản nhạc Indie, những bài ca “trendy” khiến bạn có cảm hứng hát theo nhưng lại muốn thay đổi một nhịp điệu, tiết tấu khác. Guitar Sao Mai xin giới thiệu điều đặc biệt của học đàn guitar acoustic chính là chìa khóa để bạn biến những bản nhạc hot trở thành phiên bản của riêng mình! Sau đây, Guitar Sao Mai sẽ chia sẻ đôi chút về học đàn acoustic!
ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ GUITAR ACOUSTIC
Nếu bạn quan tâm về guitar, chắc chắn bạn sẽ biết được rằng có kha khá nhiều người trước khi thực sự học guitar, họ luôn lạc vào bể kiến thức cần học, cần được rèn luyện sử dụng nhuần nhuyễn. Vậy nên Guitar Sao Mai sẽ cố gắng đưa thông tin tuần tự và ngắn gọn để bạn có thể dễ dàng nắm gọn guitar trong tay!
GUITAR ACOUSTIC CÓ GÌ?
Nói chung, guitar vẫn là loại nhạc cụ thuộc bộ gãy dây, là dụng cụ dùng để đệm nhạc mà thôi. Thế nhưng nhắc đến guitar acoustic, loại nhạc cụ này là loại đàn thường được dùng để đệm nhạc hát, đệm các âm thanh trong bộ hợp âm để tạo điểm nhấn cho bản nhạc.
Dạo gần đây, nền âm nhạc Việt Nam có xu hướng thịnh hành thể loại nhạc Indie. Đó là loại nhạc được viết nên bởi những nghệ sĩ độc lập, bởi những màu sắc riêng của cá nhân họ mà không mang bất cứ tính thương mại nào. Song, thể loại âm nhạc này lại cực kỳ dễ phối với nhạc cụ guitar. Vì vậy số lượng người học guitar acoustic bắt đầu tăng lên. Điều này có thể chứng minh rằng, học đàn guitar acoustic là một cách để kết nối cộng đồng âm nhạc nói chung và những bạn trẻ yêu thích nhạc nói riêng.
GUITAR ACOUSTIC - LOẠI ĐÀN CÓ “MỘT KHÔNG HAI”
Nếu chỉ nghe đến tên gọi, chắc bạn sẽ đoán guitar vẫn là guitar và không có gì khác nhau. Thế nhưng, có nhiều cách để phân biệt đàn guitar acoustic so với các loại đàn khác. Guitar Sao Mai sẽ chia sẻ cách phân biệt thông dụng nhất là phân biệt qua dây đàn.
Bật mí cho bạn, tất cả các dây đàn guitar acoustic đều được làm từ lõi thép – do đó có tên là “dây acoustic dây thép”. Lớp vỏ bọc bên ngoài của dây đàn acoustic cũng vô cùng đặc biệt khi đa số được làm từ đồng thau hoặc đồng phốt pho, lụa và thép hay là nylon.
-
Đồng thau (đồng 80/20): chất liệu này bắt đầu được các nhạc công ưa chuộng từ những năm 70 bởi chúng cho ra âm thanh mỏng, nhỏ, dịu nhẹ. Thế nhưng vì đồng thau nhanh hư tổn hơn so với các vật liệu khác nên chất liệu này cũng dần được hạn chế sử dụng.
-
Đồng phốt pho (đồng 92/8): chất liệu này góp phần khiến cho chiếc đàn guitar của bạn có âm thanh ấm hơn, êm hơn so với đồng thau, độ tập trung cũng nhiều hơn vào dải trung. Chất liệu này được phần nhiều người chơi guitar sử dụng hơn vì nó có khả năng chống ăn mòn tốt hơn và độ duy trì âm thanh cũng được bền bỉ hơn dây bằng đồng thau.
-
Lụa và thép: dây này được tạo nên bởi lớp lụa ở giữa lõi và lớp đồng phốt pho bọc bên ngoài trên dây thứ 6 đến thứ 3 nhằm giảm độ căng dây, tay bạn cũng sẽ thấy dễ chịu, êm ái hơn khi chạm vào dây đàn. Giai điệu loại dây này cũng vô cùng ấm áp và tinh tế tựa như sinh ra là để cho phục vụ âm nhạc cổ điển.
-
Nylon: mặc dù với chất liệu này, dây đàn có thể có độ căng thấp hơn các loại khác. Thế nhưng dây đàn nylon tạo ra giai điệu thực sự tuyệt vời với nhiều phong cách từ flamenco đến jazz gypsy đến đồng quê theo phong cách Willie Nelson.
Xem thêm: Nguyên nhân dễ khiến dây đàn bị đứt
CẤU TẠO CỦA ĐÀN GUITAR ACOUSTIC
Khi bắt đầu chơi một nhạc cụ gì đó hay học về một thứ mới lạ, việc nắm rõ cấu tạo của nó chính là chìa khóa mở đến nhiều cánh cửa hơn cho bạn, giúp bạn khai thác nhiều chức năng của từng bộ phận đàn guitar acoustic.
Cần Đàn (neck) là một trong những bộ phận kết hợp với nhiều chức năng của các linh kiện khác để tạo nên hiệu quả tạo âm thanh cho đàn guitar acoustic. Guitar Sao Mai sẽ khái quát qua cho bạn từng bộ phận và chức năng riêng của chúng để bạn có thể nắm rõ hơn.
-
Đầu đàn (headstock): nằm ở cuối của cần đàn, chứa nhiều bộ phận nhỏ khác của đàn.
-
Chốt chỉnh dây (tuning keys): dùng để chỉnh cao độ của dây đàn guitar acoustic.
-
Lược đàn (nut): là thanh nhựa màu trắng nằm ở phía dưới đầu đàn. Công dụng của lược đàn là nhằm giữ cố định vị trí của các đầu dây đàn.
-
Phím đàn: là các thanh kim loại mảnh đặt dọc theo cần đàn, vuông góc với dây đàn, dùng để tạo ra âm thanh giữa dây và thân đàn.
Ngoài cần đàn, thân đàn (body) cũng là một bộ phận khuếch đại âm thanh. Nếu chiếc guitar chỉ có dây mà không có thùng, âm sắc của guitar acoustic cũng bị ảnh hưởng. Âm thanh đàn guitar sẽ không còn vang, âm không còn gãy gọn, quyến luyến mà trở thành một âm thanh không giao động, nhỏ nhoi và không truyền cảm xúc.
-
Pickguard: là lớp nhựa bảo vệ đàn guitar khỏi bị trầy xước.
-
Lỗ thoát âm (soundhole): chính là “vũ khí” khuếch đại mị lực của chiếc đàn guitar acoustic.
-
Ngựa đàn (bridge): phần nhựa màu đen ở đầu ngược lại với lược đàn. Khi gảy dây đàn, rung động chạy dọc theo cần đàn từ ngựa đàn đến đầu đàn.
HỌC ĐÀN GUITAR ACOUSTIC Ở ĐÂU
Quả là hấp dẫn đúng không nào? Học đàn guitar acoustic chính là cơ hội biến bản thân bạn thành người có thể chinh phục âm thanh, sử dụng nhuần nhuyễn các bộ phận của chiếc đàn để hóa thành bản nhạc của riêng mình. Lớp học guitar acoustic tại Guitar Sao Mai sẽ trao cho bạn một cơ hội để sống trọn với đam mê của mình.
Guitar Sao Mai với lộ trình học khoa học, linh động và truyền cảm hứng, chúng tôi đã thành công đào tạo ra nhiều lớp học viên trở thành “chuyên gia” tại chính cây đàn của mình.
Ngoài lộ trình học đặc biệt, Guitar Sao Mai còn cam kết rằng đội ngũ nhân viên chúng tôi luôn dạy và học với tất cả những kinh nghiệm chúng tôi có. Song, chúng tôi đánh giá rất khắt khe về việc tạo dựng môi trường học thân thiện, cởi mở. Vậy nên, Guitar Sao Mai chắc chắn rằng chúng tôi sẽ là môi trường họp lý tưởng cho những ai bắt đầu và muốn học đàn guitar acoustic.
Trên đây là tất cả những mẹo hay, những kiến thức cơ bản mà Guitar Sao Mai tin rằng khi học đàn acoustic, bạn sẽ cần dùng đến. Và vì thấu hiểu những giá trị trên, Guitar Sao Mai sẽ là nơi học đàn guitar acoustic uy tín giúp cho bạn có thể thực hiện đam mê của mình!